Hỗ trợ và Kháng cự là những ứng dụng vô cùng quan trọng trong giao dịch ngoại hối. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ nắm được cách xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự và những lưu ý quan trọng khi thực hiện việc này.

Hỗ trợ và Kháng cự Là Gì?

Hỗ trợ và Kháng cự là các ngưỡng giá mà tại đó người mua hoặc người bán trước đây đã đặt các lệnh với khối lượng đủ lớn để tạm dừng hoặc đảo ngược diễn biến giá. Những ngưỡng giá này thường được các nhà giao dịch sử dụng để xác định nơi mà bên mua hoặc bên bán có khả năng sẽ thực hiện hành động tương tự trong tương lai.

Hỗ Trợ

Hỗ trợ và Kháng cự
Hình 1: Hỗ trợ là mức/vùng giá mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Nguồn: MetaTrader 4 Exness

Trong hình trên, giá đã giảm và chạm vào vùng màu xanh lá cây, sau đó bật tăng trở lại. Vùng này là nơi bên mua đã tham gia vào thị trường với khối lượng đủ lớn để áp đảo bên bán và chặn cho giá không xuống tiếp. Vì thế, đây được coi là một vùng hỗ trợ.

Các ngưỡng hỗ trợ thường được nhà giao dịch sử dụng để xác định vùng mua hoặc chốt lời các lệnh bán.

Để vẽ một hỗ trợ, bạn cần phải:

  • Xác định các mức/vùng trên đồ thị mà giá thường xuyên chạm vào sau đó bật tăng trở lại.
  • Sử dụng đường nằm ngang, khung hình chữ nhật hoặc đường kẻ xu hướng trong phần mềm Metatrader (trong mục Insert) và kết nối các mức thấp của giá.

Kháng Cự

Hỗ trợ và Kháng cự
Hình 2: Kháng cự là mức/vùng giá mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Nguồn: MetaTrader 4 Exness

Trong hình trên, giá đã tăng và chạm vào vùng màu đỏ, sau đó quay đầu giảm. Vùng này là nơi bên bán đã tham gia vào thị trường với khối lượng đủ lớn để áp đảo bên mua và chặn cho giá không lên tiếp. Vì thế, đây được coi là một vùng kháng cự.

Các ngưỡng kháng cự thường được nhà giao dịch sử dụng để xác định vùng bán hoặc chốt lời các lệnh mua.

Để vẽ một kháng cự, bạn cần phải:

  • Xác định các mức/vùng trên đồ thị mà giá thường xuyên chạm vào sau đó quay đầu giảm.
  • Sử dụng đường nằm ngang, khung hình chữ nhật hoặc đường kẻ xu hướng trong phần mềm Metatrader và kết nối các mức cao của giá.

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Xác Định Các Mức/Vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự

  • Lưu ý #1: Đừng phức tạp hóa việc vẽ hỗ trợ và kháng cự, vì dù sao những mức này cũng chỉ là tương đối. Chúng có thể bị phá vỡ trong tương lai.
  • Lưu ý #2: Khi một mức/vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng hỗ trợ mới; tương tự, khi một mức/vùng hỗ trợ bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng kháng cự mới.
  • Lưu ý #3: Hãy cố gắng xác định hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước (ngày, tuần, tháng), vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn như 1 giờ, 30 phút, hay 15 phút.
  • Lưu ý #4: Các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự càng sát hiện tại thì càng đáng tin cậy. Vì thế, hãy luôn theo dõi và điều chỉnh các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự sao cho phù hợp với diễn biến mới nhất của thị trường.

Vậy là bạn đã biết cách xác định các hỗ trợ và kháng cự.

Mở tài khoản giao dịch tại Exness và ứng dụng kiến thức này ngay thôi!

Mở tài khoản Exness


Trang web www.exness.com do công ty Exness Limited điều hành, (số đăng ký 21927 (IBC 2014). Exness Limited là một Công ty Kinh doanh Quốc tế tại Saint Vincent and the Grenadines. Exness (Cy) Ltd là một thành viên của Tập Đoàn Exness; được ủy quyền và kiểm soát bởi CySEC (Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Cộng hòa Síp), Số giấy phép 178/12. Exness (Cy) Ltd vận hành trang web www.exness.eu. Chỉ có thể sao chép thông tin trên trang web này khi có sự cho phép rõ bằng văn bản của Exness. Cảnh Báo Chung về Rủi Ro: CFD là sản phẩm có đòn bẩy. Giao dịch CFD có mức rủi ro cao do đó có thể không thích hợp đối với tất cả các nhà đầu tư. Giá trị đầu tư có thể tăng lẫn giảm và các nhà đầu tư có thể mất tất cả vốn đầu tư. Trong mọi trường hợp Công Ty sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào hoàn toàn hoặc một phần gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch nào liên quan đến CFD. Tìm hiểu thêm © 2008—2018.